Tin công nghệ

AI là 'vũ khí' đưa Việt Nam thành cường quốc công nghệ

05/01/2021  | 
Trong kỷ nguyên kết nối mới, AI sẽ là trụ cột quan trọng của quốc gia công nghệ và Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội lẫn thách thức.

Bàn về tiềm năng của AI Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phong - chuyên gia AI quốc tế thuộc Viện nghiên cứu AI - Mila (Canada) - cho rằng: "AI trong tương lai sẽ là 'vũ khí' quan trọng bậc nhất để hoàn thành sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành cường quốc công nghệ".

Ông Phong đánh giá những năm qua, chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư rất quyết liệt vào trí tuệ nhân tạo. "Các ứng dụng AI chỉ bị giới hạn là trí tưởng tượng của các bạn trẻ. Các bạn sáng tạo được xa đến đâu, sức mạnh AI sẽ đi xa đến đó. Giới trẻ là bộ mặt của đất nước, cần tiên phong trong các lĩnh vực, thay đổi bộ mặt của AI nước nhà", chuyên gia AI của viện Mila nói.


Ông Nguyễn Xuân Phong - chuyên gia AI quốc tế thuộc Viện nghiên cứu AI-Mila (Canada) thảo luận về sức mạnh của AI trong kỷ nguyên kết nối mới tại Diễn đàn Công nghệ VnExpress ngày 8/1. Ảnh: vnexpress

Theo ông Bùi Thế Duy, Việt Nam có lợi thế về dân số, thị trường và nhu cầu thị trường còn rất lớn. "Để AI phát triển hơn nữa, chúng ta cần các tập đoàn công nghệ lớn liên kết cộng đồng nghiên cứu, học thuật và giải pháp. Ngoài ra, chúng ta cũng phải hình thành văn hoá xây dựng dữ liệu, tích luỹ dữ liệu, vì đây sẽ là nguồn tài nguyên trong tương lai", ông Duy nhấn mạnh.

Đảm bảo an toàn thông tin cho nguồn dữ liệu của AI

Bên cạnh việc làm giàu nguồn dữ liệu, các nhà quản lý, nhà khoa học và công ty làm sản phẩm cũng đặc biệt quan tâm về việc bảo đảm an toàn thông tin cá nhân của người dùng.

Ông Vũ Thanh Thắng, Phó chủ tịch Bkav, cho rằng câu chuyện an ninh mạng luôn song hành với sự phát triển của AI hay IoT. Theo ông Thắng, các đơn vị làm hệ thống điện tử luôn đặt an toàn dữ liệu lên hàng đầu. Hiện nay có hai mô hình quản lý dữ liệu là quản lý tập trung và phân tán dữ liệu. Với quản lý tập trung, lãnh đạo Bkav ví mô hình này nguy hiểm "như bỏ trứng chung một giỏ", khả năng mất mát xảy ra rất cao. "Dữ liệu một khi đã mất, rất khó khôi phục, mất mát không thể bù đắp. Với những dữ liệu nhạy cảm như hệ thống camera an ninh biên giới, việc tập trung dữ liệu vào một máy chủ sẽ là thảm hoạ nếu xảy ra mất mát", ông Thắng cảnh báo.

Để đảm bảo an toàn, mô hình phân tán dữ liệu được ưu tiên hơn cả. Theo ông Thắng, thay vì 1.000 camera tập trung dữ liệu tại một trung tâm, có thể giảm thất thoát bằng cách lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau. Tội phạm mạng dù có thâm nhập vào một camera cũng không vào được cả hệ thống. Trong tương lai, sẽ có hàng triệu camera hoạt động, dữ liệu càng trở nên quan trọng và nhạy cảm, nên mô hình quản lý dữ liệu phân tán sẽ là mô hình phù hợp.

Ngoài ra khi thao tác, dữ liệu phải mã hóa trên nhiều góc độ, chẳng hạn, dữ liệu có lấy được cũng không thể xem được, bên cạnh đó là mã hóa đường truyền... Các chuẩn mã hóa đã có và đã tốt, trong trường hợp đòi hỏi cao hơn, sẽ có những chuẩn bảo mật khắt khe hơn.

Theo vnexpress

Like Bản tin V&V
Nhân dịp năm mới 2015 V&V áp dụng chương trình giảm giá 30% đối với tất cả các...