Tin công nghệ

Vì sao doanh nghiệp phải ứng dụng phần mềm công nghệ?

13/01/2021  | 
Hiện nay, nhu cầu sử dụng phần mềm nhằm tối ưu hóa hoạt động quản lý – điều hành trong doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến và cũng là yêu cầu bắt buộc để không bị tụt xuống, giành cơ hội vượt lên trong thời đại 4.0 có tốc độ phát triển chóng mặt như hiện nay.

Các phần mềm như phần mềm sản xuất, phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý dự án, kho, phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội điện tử… với những tính năng ưu việt được tích hợp đã và đang trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực để doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu tối đa chi phí để gia tăng tốc độ tăng trưởng cũng như tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường.


Hình ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ. Nguồn: Internet

Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều được tổ chức theo mô hình nhiều phòng ban, bộ phận. Theo đó, dù mỗi phòng ban đảm nhận những vai trò và nhiệm vụ khác nhau song để đảm bảo hiệu quả tối ưu thì cần có sự phối hợp giữa các bên nhưng việc áp dụng cách thức phối hợp truyền thống luôn bộc lộ những hạn chế nhất định, khiến cho hiệu quả công việc bị giảm sút. Do đó, việc triển khai phần mềm công nghệ hay phần mềm quản lý doanh nghiệp sẽ giúp các hoạt động tại các phòng ban, bộ phận diễn ra khoa học, nhanh chóng giúp nhà quản lý nắm bắt mọi thông tin về tình hình hoạt động, hiệu quả công việc và sự phát triển của doanh nghiệp.

Dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, hàng loạt sản phẩm phần mềm có chức năng hỗ trợ và tối ưu hóa hoạt động quản lý điều hành trong doanh nghiệp đã được ra đời. Với những tính năng được tích hợp, những phần mềm này đã trở thành công cụ đắc lực để doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí, nâng cao năng suất làm việc, giảm bớt áp lực cho nhân viên đồng thời tạo ra thuận lợi lớn trong quá trình thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Đứng ở vị trí người quản lý và vận hành doanh nghiệp, thông qua phần mềm, ban lãnh đạo sẽ thấy được tình hình phát triển cụ thể của doanh nghiệp cũng như hiệu quả hoặc các tồn tại cần khắc phục đối với tại các phòng ban/ bộ phận mọi nơi, mọi lúc. Đây được coi là những ưu điểm vượt trội mà việc ứng dụng phần mềm mang lại cho công tác quản lý điều hành doanh nghiệp trong bối cảnh đẩy mạnh số hóa toàn cầu như hiện nay.

Giải pháp quản lý doanh nghiệp Bitrix24 là công cụ để tối ưu hóa hoạt động sản xuất - kinh doanh

Bitrix24 là nền tảng công nghệ quản lý cấp cao được ra mắt năm 2012 tại Mỹ. Với thiết kế tối ưu, đa dạng tính năng và tiện ích, Bitrix24 là giải pháp quản lý doanh nghiệp toàn diện và hiệu quả.


Giải pháp quản lý tổng thể All in one Bitrix24. Ảnh: Internet

Những tính năng của Bitrix24

Truyền thông

Chat & Video: Hỗ trợ các nhóm giao tiếp trong thời gian thực.

Calendars: Lịch cá nhân, lịch chung, tích hợp với bộ lập lịch và thư mời.

Social Intranet: Mạng nội bộ kết hợp với mạng xã hội cá nhân.

Email: Chỉnh email thành nhiều tác vụ, tích hợp sự kiện lịch hoặc cuộc thảo luận.

Document management: Chia sẻ, lưu trữ tập tin trực tuyến, tập trung tệp thông tin lớn. .

User groups: Tạo nhóm làm việc và nhóm người dùng không giới hạn cho doanh nghiệp.

HR System: Hệ thống quản lý nhân sự và cung cấp các công cụ HR.

Quản lý dự án

Gantt charts: Quản lý dự án trực quan, biểu đồ có thể in được.

Workload management: Theo dõi hành vi người dùng, thời gian rảnh, thời gian hoạt động…

Kanban: Tùy chỉnh bảng Kanban cho các tác vụ và dự án.

Time tracking: Theo dõi thời gian hoạt động và báo cáo tự động.

Task templates: Tự động lặp lại tác vụ từ các khuôn mẫu.

Project workgroups: Lập kế hoạch và quản lý dự án.

External users: Hợp tác cùng tác vụ và dự án với thành viên từ bên ngoài.

Kênh tương tác khách hàng

Pipeline management: Quản lý đường ống giao dịch, bán hàng.

Lead management: Công cụ tạo, chốt và đánh giá khách hàng tiềm năng.

Quotes and invoices: Báo giá, lập hóa đơn miễn phí trong CRM.

Sales automation: Tự động hóa quy trình bán hàng và truyền thông với hàng chục quy tắc.

Email marketing: Truyền thông qua email, kích hoạt email marketing, các template email.

Customer support: Trung tâm liên hệ và hỗ trợ khách hàng đa kênh.

Product catalog: Danh sách các sản phẩm trực tuyến với đầy đủ tính năng.

Online payments: Hỗ trợ thanh toán trực tuyến.

Contact center

Social Networks: Tích hợp với các mạng xã hội phổ biến nhằm hỗ trợ khách hàng.

Telephony: Tổng đài trên điện toán đám mây (Cloud) hỗ trợ các cuộc gọi đi và đến.

Live chat: Trò chuyện trực tuyến, dẫn link website và các Landing Page.

Email: Hỗ trợ khách hàng qua email.

Messengers: Giao tiếp với khách hàng bằng cách sử dụng trình nhắn tin phổ biến.

Contact forms: Các form liên hệ dùng để phản hồi khách hàng và yêu cầu họ gọi lại.

Website

Free hosting: Lưu trữ không giới hạn các loại băng thông cho các website liên kết với Bitrix24.

Visual editor: Biên tập theo khối trực quan, dễ sử dụng, không cần HTML.

Website templates: Lưu trữ hàng chục template thiết kế đẹp, miễn phí cho từng ngành.

Landing pages: Tích hợp với CRM để không giới hạn số Landing Page.

Online stores: Các trang thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp.

Own domain: Tạo tên miền cá nhân miễn phí.

Free domain name: Sử dụng miễn phí tên miền của Bitrix24.

Responsive: Thích ứng với các thiết bị công nghệ như di động, máy tính bảng…

Lợi ích của Bitrix24 đối với doanh nghiệp

Tùy vào cách ứng dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp mà mỗi doanh nghiệp sẽ nhận được những giá trị cụ thể. Vì vậy, tại một doanh nghiệp tùy theo nhu cầu của các bộ phận mà hướng dẫn sử dụng Bitrix24 khác nhau. Trong Marketing, Bitrix24 sẽ tự động hóa các quy trình Marketing bằng nhiều thuật toán và giúp nhân viên có nhiều thời gian để thực hiện những hạng mục quan trọng hơn. Đồng thời, Bitrix24 biết khách hàng của doanh nghiệp là ai, họ muốn gì, từ đó doanh nghiệp có cơ sở để đưa ra giải pháp Marketing.

Trong quản lý dự án (Project Management), Bitrix24 sẽ tạo và ưu tiên các nhiệm vụ, phân phối dự án với các tính năng cộng tác nâng cao. Qua đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát tiến trình và hiệu quả của dự án. Bitrix24 cũng trực quan hóa công việc đang tiến hành bằng cách sử dụng chế độ xem Kanban, đây là chế độ xem 360 độ từng dự án thông qua trình tạo báo cáo. Doanh nghiệp dễ dàng quản lý khối lượng công việc và theo dõi thời gian làm việc của nhân viên, đảm bảo tất cả đồng bộ, bất kể họ đang ở đâu.

Nguồn tổng hợp


Like Bản tin V&V
Nhân dịp năm mới 2015 V&V áp dụng chương trình giảm giá 30% đối với tất cả các...